HOLP là gì?

Bảo vệ quá tải bằng thủy lực (Hydraulic Over Load Protection – HOLP) là một hệ thống cảm nhận tình trạng quá tải trong máy dập cơ và giải phóng áp suất thủy lực trong một xi lanh có khả năng đóng mở, do đó cho phép slide (đầu máy) bị lực quá tải đẩy lên trên. Mục đích chính của hệ thống là ngăn chặn thiệt hại cho máy dập trong trường hợp quá tải. Đây là một tính năng tiêu chuẩn trên các máy dập đa năng hiện đại, được thiết kế tốt.

Nó còn chức chức năng nào khác?

Ngoài việc bảo vệ các bộ phận của máy dập khi quá tải, đôi khi HOLP có thể:
• Giúp bảo vệ khuôn
• Dừng hoạt động trong tình trạng nguy hiểm
• Xử lý tình trạng kẹt khuôn hiệu quả
• Cho ta biết khi nào khuôn cần phải được mài
• Giảm khe hở kết nối
• Cảm nhận khi tải trọng lệch tâm lớn

blank
Tôi có thể tìm thấy nó ở đâu trên máy dập?

HOLP gần như luôn nằm gần đầu dưới của mỗi kết nối. Khi được kích hoạt, Phần trên của hệ thống HOLP vẫn đứng yên trong khi phần dưới được tự do đẩy lên trên cùng với slide (đầu máy), do đó giảm bớt tình trạng quá tải.

Tại sao tôi cần nó?

Máy dập của bạn là một khoản đầu tư dài hạn lớn và thường được vận hành bởi một người nào đó mà không được đào tạo chuyên sâu. Quá tải có thể xảy ra do lỗi vô ý hoặc do không chú ý đến những thay đổi bất thường trong khuôn hoặc vật liệu. Nếu không có HOLP, tình trạng quá tải của máy dập có thể dẫn đến hư hỏng cấu trúc máy dập, ổ trục, bánh răng hoặc ly hợp. Ở mức tối thiểu (nhẹ nhất), nếu tình trạng quá tải không được điều chỉnh sẽ dẫn đến giảm độ chính xác của máy dập và giảm tuổi thọ sử dụng. Tệ hơn nữa, việc sửa chữa một máy dập bị hỏng rất tốn kém và việc sản xuất bị thua lỗ có thể làm giảm lợi nhuận hoặc thậm chí khiến bạn mất hợp đồng. Việc bao gồm HOLP hiệu quả trong thiết kế máy dập cung cấp một biện pháp bảo vệ tự động giúp máy dập hoạt động hiệu quả và an toàn. Ngoài ra, HOLP cung cấp một phương pháp nhanh chóng và dễ dàng để giúp một máy dập thoát khỏi tình trạng kẹt khuôn. Tình trạng kẹt khuôn có thể dễ dàng xảy ra nếu bạn thiết lập thời điểm đóng khuôn không đúng, xảy ra thường xuyên nhất trong quá trình thiết lập – lắp khuôn.

blank
Nguyên nhân nào gây ra tình trạng quá tải?

Quá tải có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
• Cài đặt chiều cao đóng khuôn (Shut-height) quá thấp
• Sử dụng khuôn với tải yêu cầu quá lớn
• Rác hoặc vật liệu lạ nằm trong khuôn
• Vật liệu bị sai lệch hoặc vênh
• Khuôn bị lỏng
• Định vị khuôn không đúng cách
• Sử dụng vật liệu không chính xác
• Thay đổi về độ cứng hoặc độ dày của vật liệu

Điều quan trọng cần nhớ là quá tải trên máy dập có thể chỉ xảy ra ở một trục của máy dập nhiều trục (máy dập đa điểm) chứ không nhất thiết phải xảy ra trên tất cả các trục. Trên thực tế, đây là tình trạng quá tải phổ biến nhất.
Yêu cầu tổng trọng tải của khuôn không phải là thước đo duy nhất. Ví dụ, một khuôn 400 tấn sẽ làm quá tải một máy dập 400 tấn nếu có nhiều hơn 200 tấn tải dưới một trục dập.